Trang chủThể HìnhKiến thức thể hìnhNhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới đi tập gym

Nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới đi tập gym

Flash Sale MuscleTech Nutrition Sale Up To 10% Toàn Bộ Sản Phẩm

Sữa Tăng Cơ ISO Sensation 93 - 2.27kg 5 Mùi

Một bài viết về dụng cụ tập thể hình dành tặng cho các bạn mới (Newbie) mới nhập môn vào thế giới tập Gym. Với các bạn khi mới đi tập Gym giống như là trẻ con lần đầu đi học vậy. Cái gì cũng lạ, cái gì cũng ngộ. Chỉ khác là không mếu máo đòi mẹ thôi :)).

Nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới
Nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới

Trong phòng tập gym có khá nhiều dụng cụ tập thể hình trông khá là là mắt, nếu không rành thì chúng ta cũng khó biết được nó dùng làm gì và tập ra làm sao.

Cùng bắt đầu nhận biết dụng cụ tập thể hình thôi nào

Để giúp các bạn đỡ bị bỡ ngỡ khi tới phòng tập Gym, Thehinh.com xin giới thiệu các bạn nhận biết tên các dụng cụ tập thể hình để có thể biết và đọc hiểu được các bài tập khi vô tình thấy tên của chúng.

Về cơ bản có 2 loại thiết bị tập Gym chính là thiết bị cầm tay (Free Weight) và các thiết bị máy móc (Equipment).

I. Các thiết bị cầm tay (Free Weight)

Chúng ta sẽ bắt đầu với các dụng cụ tập thể hình cầm tay trước đã nhé, vì các loại này bạn sẽ tập nhiều hơn khi mới tới phòng tập Gym.

1. Barbell – Thanh tạ đòn

Olympic  Barbell
Olympic  Barbell

Một dụng cụ tập thể hình phổ biến hàng đầu là thanh tạ đòn – một ống sắt dài khoảng 1,2 mét đến 2,1 met và có chỗ để gắn các bánh tạ và dùng để tập cùng lúc cả 2 tay.
Điển hình nhất của thanh tạ đòn là loại Olympic Barbell dài 2.1m và nặng 20.4kg và có thể chịu tải trọng hơn 362kg, một số loại có thể chịu được tới hơn 453kg. Do chúng khá nặng nên thường được dùng cho các bài tập nặng như là Bench Press, Squats, và Deadlift.

Một số thanh tạ đòn ngắn hơn từ 1.2m đến 1.6 m thích hợp cho các bài đẩy vay (Shouder Press) hoặc các bài Bent Row

Ngoài ra ở một số phòng tập bạn có thể gặp nhiều thanh tạ đòn có sẵn bánh tạ với trọng lượng từ 9 đến 45 ký, các loại tạ đòn này được gọi là Fixed Weight Barbells

Fixed Weight Barbells
Fixed Weight Barbells

Bên cạnh các loại Barbel Olympic thì con có các loại chuẩn dày khoảng 2.54cm dài khoảng 1.8m thích hợp các các bài tập gym ở nhà.

2. Dumbbells – Tạ cầm tay

Hex Dumbbell
Hex Dumbbell

Đây như là phiên bản thu gọn của Barbell vậy, thường dài khoảng từ 25-38cm. Chúng có trọng lượng từ 2 đến 45 ký đây cũng là thiết bị tập gym phổ biến nhất ở phòng tập Gym.

Ngoài loại tạ tay có trọng lượng cố định như trên thì Dumbbell cũng có loại tùy biến trọng lượng (Adjustable Dumbbells), để bạn có thể thêm hoặc bớt, nó sẽ ít chiếm không gian và tiện cho tập luyện ở nhà hơn. Loại tạ này cũng phù hợp với các bạn thích tập Drop Set đây

Adjustable Dumbbells
Adjustable Dumbbells

3. Kettlebells – Tạ nắp ấm

Kettlebells - Tạ nắp ấm
Kettlebells – Tạ nắp ấm

Một loại tạ của quân đội Nga hay sử dụng, cũng tương tụ như ta Dumbbell thì tạ ấm cũng có nhiều kích thước và hoàn toàn có thể thay thế các bài sử dụng tạ Dumbbel, thậm chí là hơn nữa.

4. Weight Plates – Bánh tạ

Weight Plates - Bánh tạ
Weight Plates – Bánh tạ

Weight Plates là những bánh tạ tròn, được gắn vào các Barbell khi luyện tập để tăng hoặc giảm bớt trọng lượng. Chúng có khối lượng giao động từ 1-45kg và thường là bằng sắt (có một số làm bằng nhựa). Barbell có 2 loại là Olympic và Chuẩn thì bánh tạ cũng có 2 loại để phù hợp với 2 loại tạ đòn này.

5. EZ Curl Bar – Thanh tạ đòn EZ

EZ Curl Bar - Thanh tạ đòn EZ
EZ Curl Bar – Thanh tạ đòn EZ

Đây là loại tạ đòn dùng riêng cho các bài tập Bắp tay và cơ tam đầu, nó có 2 đường cong gần tay cầm để giúp bạn cuộn tay được sâu hơn. Tăng hiệu quả cho bài tập.

6. Tricep Bar – Thanh tạ tập cơ tay sau

Tricep Bar - Thanh tạ tập cơ tay sau
Tricep Bar – Thanh tạ tập cơ tay sau

Mặc dù nó thiết kế cho các bài tập cơ tay sau nhưng mà có thể dử dụng nó linh hoạt hơn với các bài tập khác mà loại thanh đòn thẳng không tập được.

7. Bench – Băng ghế tập

Bench - Băng ghế tập
Bench – Băng ghế tập

Đây là loại dụng cụ tập thể hình phổ biến trong phòng tập gym. Có 3 loại là ghế bằng, nghiêng lên và nghiêng xuống. Một số loại tích hợp 3 chức năng luôn, tức là nó cho phép điều chỉnh độ nghiêng của ghế. Bạn sẽ thường nghe tới các bài tập như là Bench Press chẳng hạn. Và bạn sẽ dễ hình dung được bài tập nó như thế nào rồi đúng không.

8. Hyper Extension Bench – Ghế tập thân dưới

Hyper Extension Bench - Ghế tập thân dưới
Hyper Extension Bench – Ghế tập thân dưới

Đây là loại ghế để các bạn tập vùng thân dưới như là chân, đùi sau, lưng dưới….

9. Preacher Bench – Ghế tập bắp tay (con chuột)

Preacher Bench - Ghế tập bắp tay (con chuột)
Preacher Bench – Ghế tập bắp tay (con chuột)

Loại ghế này có một phần dể đặt tay (gọi là Pad), Bạn sẽ đặt tay lên phần Pad này để tập các bài cho bắp tay, pad sẽ giúp bạn cố định tay không bị đung đưa giúp tập luyện hiệu quả hơn.

10. The Arm Blaster – Đai đỡ tay

The Arm Blaster - Đai đỡ tay
The Arm Blaster – Đai đỡ tay

Đây là một loại đai giúp bạn cố định tay khi đứng tập mà không có ghế Preacher. Chỉ cần đeo vào và đặt tay bạn vô là có thể tập luôn. Loại này VN mình các phòng tập Gym chuyên nghiệp mới có.

11. Abdominal Bench – Ghế gập bụng

Abdominal Bench - Ghế gập bụng
Abdominal Bench – Ghế gập bụng

Bình thường thì chúng ta gập bụng trên sàn nhà. Tuy nhiên với ghế tập bụng thì cơ bụng của chúng ta sẽ tập được nhiều hơn do áp lực lên bụng cao hơn tập trên sàn nhiều.

12. Stability Ball – Swiss Ball – Bosu Ball – Bóng tập

Stability Ball
Stability Ball

 

Bosu Ball
Bosu Ball

2 loại bóng này bạn gặp khá thường xuyên khi tới phòng tập, nó có thể thay thế được tất cả các bài tập trên ghế bằng (Bench).

Với bóng Bosu thì bạn có thể tập các bài giữ thăng bằng để tăng level tập luyện rất tốt.

13. Dipping Bars – Chin Up Bar – Hít xà và nhún vai

Chin Up Bar
Chin Up Bar
Dipping Bars
Dipping Bars

2 loại máy tập này dùng cho các bài tập về tay, ngực, và các bài thân trên.

14. Racks – Giá đỡ

Racks
Racks

Các giá đỡ này có nhiệm vụ chính là dùng để sắp xếp tạ cho ngay ngắn, 2 là đỡ giúp bạn khi tập các bài đẩy tạ nặng mà không có người trợ giúp. Giúp đảm bảo an toàn cho bạn nếu lỡ bị kiệt sức không nâng tạ lên được. Ngoài ra con có máy gọi là Smith kết hợp giữa Rack và các loại dụng cụ Free weight.

15. Ab Roller – Bánh xe tập bụng

Có nhiều loại bánh xe tập bụng lắm
Có nhiều loại bánh xe tập bụng lắm

Đây là một dụng cụ tập thể hình yêu thích dành cho các bạn muốn tập bụng, nếu bạn yêu thích cơ bụng 6 múi thì đây là dụng cụ bạn nên để mắt tới.

Các loại dụng cụ Free Weight thường gặp đã được đề cập bây giờ chúng ta sẽ tới các loại máy tập nhé.

16. Dây kháng lực

Dây kháng lực có rất nhiều loại và đa dạng mẫu mã khác nhau, đây cũng là thiết bị tập gym được nhiều chị em yêu thích, đặc biệt là khi tập tăng vòng 3 bởi vì nó rất nhẹ nhưng độ hiệu quả không kém gì so với tập bằng tạ.

8.6Nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới đi tập gym Thể Hình Channel
Mini Band Exercise Loop
30,000vnđ
Mua ngay
9.1Nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới đi tập gym Thể Hình Channel
Dây Kháng Lực Toning Tube
66,000vnđ
Mua ngay
9.2Nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới đi tập gym Thể Hình Channel
Dây Kháng Lực Power Band
177,000vnđ
Mua ngay
9.4Nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới đi tập gym Thể Hình Channel
Dây Kéo Kháng Lực Ngắn Soft Pull
186,000vnđ
Mua ngay

II. Các loại máy tập gym (Equipment)

Các 2 loại máy tập là tập riêng 1 nhóm cơ hoặc tập toàn thân, loại tập toàn thân thường được mua sử dụng tập ở nhà vì nó rẻ và gọn hơn các thiết bị tập gym này có khá nhiều, mình sẽ giới thiệu các loại hay dùng nhất.

Sử dụng máy tập có ưu điểm là an toàn hơn so với các dụng cụ cầm tay. Nhưng nó lại thua các loiaj Free Weight về khả năng kích thích tăng cơ bắp do không phải dùng cơ để giữ thăng bằng cho các dụng cụ.

Vậy nên tốt nhất là tập luôn cả Free Weight lẫn máy nhé.

1. Leg Press Machine – Máy đạp chân

Leg Press Machine - Máy đạp chân
Leg Press Machine – Máy đạp chân

Đây là thiết bị tập Gym yêu thích của nhiều người. Một loại máy chuyên dùng cho các bài tập chân (tốt hơn Squat nhiều nhé) an toàn và hiệu quả. Thường thì các máy tập chân được điều chỉnh góc 45 độ. Với máy tập này thì đầu gối và lưng dưới ít bị áp lực hơn là tập Squat. Tuy nhiên, lưu ý khi tập máy này là không được duỗi thẳng chân hoàn toàn khi tập nặng, có thể dẫn tới gãy chân đấy nhé.

2. Hack Squat Machine – Máy tập đùi

Hack Squat Machine
Hack Squat Machine

Đây là loại máy thay thế cho bài Squat truyền thống rất tốt và an toàn hơn nhiều. Thích hợp cho phát triển cơ bắp chân ngoài của bạn. Lưu ý là đừng úp mặt vào máy mà tập nhé, không có đúng đâu.

3. Leg Extension Machine – Máy tập đùi

Leg Extension Machine
Leg Extension Machine

Thêm một loại máy tập chân nữa, máy này có thể ngồi, nằm xấp để tập cho cơ đùi của bạn. Một số người sử dụng nó như một bài làm nóng cơ chân để tập Leg Press hay Squat trước.

4. Calf Machines – Máy tập bắp chân

Seated Calf Machines
Seated Calf Machines

 

Standing Calf Machines
Standing Calf Machines

Mấy tập cho cơ bắp chân của bạn vô cùng hiệu quả. Có 2 loại là ngồi và đứng tập.

5. Leg Adduction / Abduction Machine – Máy tập đùi trong/ngoài

Leg Adduction
Leg Adduction

2 loại máy tập chân cho đùi trong và ngoài, nó có thể là 2 máy riêng biệt hoặc 2 trong 1 luôn.

6. Lat Pull Down Machine – Máy tập cơ xô

Lat Pull Down Machine - Máy tập cơ xô
Lat Pull Down Machine – Máy tập cơ xô

Đây là loại dụng cụ tập thể hình chuyên dụng để tập cho cơ xô của bạn thay thế cho hít xà đơn, vì nhiều người họ không thể hít xà nổi thì máy này sẽ là trợ thủ cho việc tập cơ xô thay cho hít xà.

7. Pec Deck Machine – Máy tập ngực, tay sau

Pec Deck Machine
Pec Deck Machine

Loại máy này tương tụ như Leg Adduction thôi, chỉ khác là bạn sẽ dùng tay để tập, và cơ ngực chính là cơ được tập với máy này.

8. Cables and Pulleys – Máy kéo cáp và ròng rọc.

Cables and Pulleys - Máy kéo cáp và ròng rọc.
Cables and Pulleys – Máy kéo cáp và ròng rọc.

Hầu hết các phòng tập gym đều có loại máy này, bài tập cho loại máy này thì khá là đa dạng, từ chân, tay, xô….nhiều lắm. Đây phải nói là thiết bị tập Gym đa năng tùy theo khả năng biến tấu bài tập của bạn.

III. Phụ kiện

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua các loại phụ kiện thương có để hỗ trợ cho bạn khi tập Gym

1. Bao tay – Gloves

Bao tay - Gloves
Bao tay – Gloves

Việc sử dụng bao tay hay không là do sở thích cá nhân, tuy nhiên nếu tay bạn mới tập và chưa có chai tay thì nên sử dụng bao tay để không bị phồng rộp ảnh hưởng tới quá trình tập luyện.

2.  Bao đầu gối – Wraps

Bao đầu gối - Wraps
Bao đầu gối – Wraps

Nếu bạn thường chỉ tập nhẹ thì không nhất thiết phải sử dụng tới loại này, nó chỉ cần thiết cho các bạn tập nặng để bào về gối và cánh tay thôi.

3. Đai đeo lưng – Weightlifting Belt

Đai đeo lưng - Weightlifting Belt
Đai đeo lưng – Weightlifting Belt

Loại này cũng chỉ cần thiết cho các bạn tập nặng hoặc có vấn để về lưng thì nên dùng để cho an toàn, bảo vệ cột sống của mình.

4. Dây đeo co tay – Wrist Straps

Dây đeo co tay - Wrist Straps
Dây đeo co tay – Wrist Straps

Loại phụ kiện này giúp bạn tránh bị tuột tay khi tập luyện thường được dùng trong các bài tập như Deadlift, Hít xà hay các bài sử dụng tạ nặng.
Không nên dùng quá nhiều vì nó sẽ khiến tay bạn khó phát triển tốt, và nhất là không dùng trong khi khởi động làm nóng cơ.

5. Đai đeo đầu – Head Harnesses

Đai đeo đầu - Head Harnesses
Đai đeo đầu – Head Harnesses

Loại đai dùng để tập cho cơ cổ của bạn. với một đai giữ trên co và ở dưới có treo bánh tạ. Thường thì ít người chú trọng việc tập cơ cổ do khi tập vai thì cơ cổ cũng có tập rồi, tuy nhiên với 1 số người thì cơ cổ không phát triển mạnh thì có thể dùng đó để tập.

6. Phấn – Chalk

Phấn - Chalk
Phấn – Chalk

Loại phấn dùng cho cử tạ, giúp bạn hạn chế ra mồ hôi tay, giúp tránh bị trượt tay khi tập tạ. Một phụ kiện đáng lưu ý với các bạn bị mồ hôi tay đấy.

Trên đây là toàn bộ các dụng cụ tập thể hình thường gặp mà các bạn mới đi tập thể hình nên biết để có thể nhận biết tính năng và tác dụng của nó mà tập cho đúng. Hi vọng với bài này thì các bạn sẽ hết bỡ ngỡ khi tới phòng tập Gym rồi nhé.

Nếu bạn có cần bổ sung dụng cụ tập thể hình gì mới là gì, đừng ngần ngại comment bên dưới hoặc gửi thư về thehinhcom@gmail.com về cho chúng tôi nhé.

4/5 - (13 bình chọn)
Trong tập luyện Whey protein rất cần thiết để giúp phát triển cơ bắp, nếu bạn không thể đảm bảo được nguồn protein qua ăn uống hằng ngày nhưng vẫn muốn tăng cơ, giảm mỡ thừa tốt thì việc đầu tư 1 hũ Whey Protein là rất quan trọng.

Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn - Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng để mua ngay cho mình 1 hũ whey chất lượng nhé. Hoặc Click vào đây để được tư vấn kĩ hơn trước khi mua.

Hotline tư vấn miễn phí: (028) 22.00.2222 hoặc (028) 399 77 777
Địa chỉ: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Theo dõi trên

129,108Thành viênThích
3,861Người theo dõiTheo dõi
103Người theo dõiTheo dõi
50,000Người theo dõiĐăng Ký

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Bài viết mới

Sữa Tăng Cân Tăng Cơ MuscleTech MassTech Extreme 2000 22lbs (10kg)

Có thể bạn thích

Flash Sale MuscleTech Nutrition Sale Up To 10% Toàn Bộ Sản Phẩm

Sữa Tăng Cân Tăng Cơ MuscleTech MassTech Extreme 2000 22lbs (10kg)

Làm thế nào để Deadlift được nặng hơn, vượt mức giới hạn ?

Hôm nay Thể Hình Channel sẽ giúp các bạn trả lời 1 câu hỏi về sức mạnh mà được nhận từ các độc giả...

Tập Plank bị đau lưng vì 8 tư thế sai ai cũng mắc phải

"Mày muốn có cơ bụng số 11 hả, tập plank đi!" là câu nói khá quen của mấy chị đúng không, nhưng có 1...

Giãn cơ có thực sự giúp bạn giảm đau nhức sau khi tập hay không ?

Lâu nay chúng ta vẫn thường tin rằng giãn cơ giúp bạn giảm đau nhức sau khi tập gym, nhưng bạn tin là 1...