Trang chủThể HìnhKiến thức thể hìnhHội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Hội chứng chạm mỏm cùng vai (hay 1 số nơi còn gọi là hội chứng Rotator cuff – Shoulder impingement syndrome) là một dạng chấn thương rất thường gặp hiện nay trong tập luyện.

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phụcHội chứng chạm mỏm cùng vai là gì ?

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng bị đau vai, nó xảy ra khi có sự va chạm giữa gân hoặc bursa (túi chứa chất lỏng) ở vai với mỏm xương trên cùng.

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn có thể xem video dưới đây để dễ hình dung hơn

Các hoạt động đưa tay lên cao và lặp đi lặp lại thường rất dễ gặp tình trạng này ví dụ như những người bơi lội, vẽ tranh, quần vợt, thể hình….một số khác có thể do có sự bất thường ở xương và khớp.

Khi bị hội chứng chạm mỏm cùng vai thì cơn đau sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày như mặc áo hoặc đưa tay lên cao để lấy đồ….

Khi để tình trạng này kéo dài có thể gây viêm nhóm cơ rotator cuff (nhóm cơ chóp xoay) nặng hơn là chúng sẽ bị bào mòn và gây rách cơ.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị chạm mỏm cùng vai

Khi bạn thấy cơ thể có dấu hiệu đau khi đưa tay ra sau lưng hoặc lên cao và cơ vai bị yếu.

Khi cơn đau kéo dài, nó sẽ có thể khiến gân bị rách làm 2 hoặc nặng hơn là rách cả rotator cuff. Điều này làm giảm sức mạnh cơ vai đáng kể và một số người có thể còn bị vỡ cơ tay trước nếu cứ để tình hình này kéo dài.

Cách chuẩn đoán

Để chuẩn đoán hội chứng chạm mỏm cùng vai các bác sĩ sẽ dựa vào lịch sử bệnh án của bạn và chụp X-quang để loại trừ viêm khớp và kiểm tra sự bất thường của xương – có thể gây ra đau do bề mặt xương thay đổi.

Điều trị hội chứng này như thế nào

Thường khi bị hội chứng này thì bạn sẽ được cho uống các loại thuốc chống viêm như aspirin, naproxen hoặc ibuprofen và có thể kéo dài tới 6-8 tuần mới dứt hẳn. Việc điều trị này cần có sự giám sát của bác sĩ và bạn không được tự ý mua thuốc về để uống vì chúng có khả năng gây kích thích dạ dày và chảy máu.

Không có loại thuốc tốt nhất cho trường hợp này vì thể trạng mỗi người sẽ quyết định cách dùng thuốc khác nhau. Nếu một loại thuốc chống viêm không có hiệu quả trong 10-14 ngày thì một loại thuốc khác sẽ được thay thế.

Ngoài việc dùng thuốc thì việc tắm vòi sen với nước ấm cũng có thể giúp ích cho cơn đau của bạn, tránh sử dụng cánh tay bị thương của bạn nhiều đặc biệt là khi đưa khuỷu tay lên cao ngang vai. Bạn có thể sẽ cần đến gặp một bác sĩ vật lý trị liệu để chỉ bạn thực hiện các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ vai của mình.

Nếu bạn đã sử dụng thuốc nhưng tình trạng vẫn diễn ra kéo dài thì bác sĩ có thể xem xét việc tiêm thuốc Coritsone – đây là loại thuốc kháng viêm mạnh và chỉ sử dụng khi cần thiết vì nó có thể làm suy yếu cơ bắp nếu dùng không đúng cách.

Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài hoặc có dấu hiệu yếu cơ thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, chụp MRI hoặc Arthrogram để loại trừ rách cơ rotator cuff. Nếu nó bị rách bạn sẽ cần phải nhờ đến phẫu thuật.

Hầu hết những trường hợp bị hội chứng chạm mỏm cùng vai đều được chữa khỏi bằng cách dùng thuốc và các bài tập bổ trợ, chỉ cần tránh hoạt động nâng tay lên cao trong thời gian điều trị.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bằng thuốc

Đau dạ dày, khó tiêu và đau đầu là những tác dụng phụ dễ thấy nhất khi dùng thuốc chống viêm qua đường uống. Để hạn chế đau dạ dày thì nên dùng nó trong hoặc sau bữa ăn. Thuốc cũng có thể gây nôn và táo bón, chảy máu dạ dày mặc dù hiếm khi gặp phải.

Đối với việc tiêm Cortisone thì hầu hết phụ thuộc vào liều lượng và tần suất tiêm. Tiêm Cortisone thường ít có tác dụng phụ nghiêm trọng, nó chủ yếu là tăng lượng đường trong máu, tăng cân, loãng xương, làm mỏng da, tăng huyết áp, giảm khả năng chống nhiễm trùng.

Kết luận

Hội chứng chạm mỏm cùng vai mặc dù khá dễ gặp ở những người thường xuyên chơi thể thao, tuy nhiên đây là hội chứng có thể dễ dàng khắc phục, chỉ cần hạn chế chuyển động ở vùng bị đau và uống thuốc đúng cách là sẽ có thể chữa khỏi hoàn toàn sau vài tuần.

9.2Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Thể Hình Channel
ISO Sensation 93
1,090,000vnđ
Mua ngay
9.1Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Thể Hình Channel
Platinum HydroWhey
1,830,000vnđ
Mua ngay
9.4Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Thể Hình Channel
Rule One Protein R1 Protein
1.600.000vnđ
Mua ngay
9.4Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Thể Hình Channel
ON Gold Standard 100% Isolate
1,780,000vnđ
Mua ngay

Tham khảo: webmdWiki

5/5 - (1 bình chọn)
Trong tập luyện Whey protein rất cần thiết để giúp phát triển cơ bắp, nếu bạn không thể đảm bảo được nguồn protein qua ăn uống hằng ngày nhưng vẫn muốn tăng cơ, giảm mỡ thừa tốt thì việc đầu tư 1 hũ Whey Protein là rất quan trọng.

Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn - Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng để mua ngay cho mình 1 hũ whey chất lượng nhé. Hoặc Click vào đây để được tư vấn kĩ hơn trước khi mua.

Hotline tư vấn miễn phí: (028) 22.00.2222 hoặc (028) 399 77 777
Địa chỉ: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Theo dõi trên

129,108Thành viênThích
3,861Người theo dõiTheo dõi
103Người theo dõiTheo dõi
50,000Người theo dõiĐăng Ký

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Bài viết mới

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Có thể bạn thích

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Pre Workout là gì ? Dùng Pre workout loại nào tốt nhất ?

Tham gia vào thể hình thì chắc chắn bạn đã từng nghe đến cụm từ Pre Workout đúng không nào. Vậy Pre Workout là...

8 cách kiểm tra sức khỏe tổng quát đơn giản ai cũng làm được

Bạn đang muốn tìm cách kiểm tra sức khỏe ngay tại nhà của mình, vậy thì có thể áp dụng ngay 8 mẹo kiểm...

13 dấu hiệu cảnh báo lượng Testosterone thấp bạn cần biết ngay

Testosterone thấp không chỉ ảnh hưởng đến mỗi "thằng em" của bạn mà còn nhiều vấn đề khác nữa đấy. TESTOSTERONE LÀ CẦN THIẾT để...