Trang chủThể HìnhKiến thức thể hìnhMặt phẳng chuyển động là gì? Tại sao nó lại quan trọng.

Mặt phẳng chuyển động là gì? Tại sao nó lại quan trọng.

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Bạn có phải là huấn luyện viên, bạn có đang tập luyện không? Bạn có đang sống không? Nếu câu trả lại của bạn là có thì bạn cần phải biết về mặt phẳng chuyển động là gì và tại sao lại cần đến nó.

Mặt phẳng chuyển động là gì? Tại sao nó lại quan trọng.

Mặt phẳng chuyển động là gì?

Mặt phẳng chuyển động (planes of motion) là một mặt phẳng giả thuyết cắt ngang cơ thể người để mô tả vị trí của các cấu trúc hoặc hướng chuyển động. Trong giải phẫu thì có 3 mặt phẳng được sử dụng là Sagittal, Frontal và Transverse.

Vậy ý nghĩa của các mặt phẳng này là gì?

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng từ ngữ theo nghĩa không được cụ thể cho lắm, nhưng trong khoa học thì từ ngữ phải được thể hiện 1 ý nghĩa cụ thể để không bị trùng lặp nghĩa với từ khác.

Ví dụ nếu bạn bỗng dưng yêu cầu ai đó “Đứng dậy, nâng chân lên!” thì họ sẽ rất bối rối không biết là đứng dậy rồi nâng chân nào, nâng ra trước, hay ra sau hay ra bên trái hoặc phải….

Chính vì thế, chúng ta sẽ sử dụng các từ thuật ngữ dành cho chuyển động để thể hiện chính xác điều bạn cần.

Để dễ tưởng tượng, các bạn có thể liê tưởng đến một cái bạn hay được học hồi cấp 2 đó chính là “hình chiếu”.

3 hình chiều bạn được học là hình chiếu đứng, ngang và bằng nó sẽ tương đương với 3 mặt phẳng chuyển động, cụ thể là:

  • Sagittal: Hình chiếu cạnh, khi bạn nhìn ai đó từ bên ngang thân của họ. Hình chiếu này sẽ cắt cơ thể làm 2 phần trái và phải. Chuyển động trong mặt phẳng này thường là tiến tới hoặc lùi ra sau ví dụ Bicep Curls, Deadlift, Push up, Chest Press, Reverse Lunge.
  • Frontal: Hình chiếu đứng, khi bạn nhìn ai đó từ trước mặt hoặc sau lưng họ. Hình chiếu này sẽ cắt cơ thể làm 2 phần trước và sau. Chuyển động trong mặt phẳng này là sẽ đi từ phía bên này sang bên kia ví dụ Side Lunge, Jumping Jack.
  • Transverse: Hình chiếu bằng, khi bạn nhìn 1 ai đó từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Hình chiếu này sẽ chia cơ thể làm 2 phần trên và dưới. Các chuyển động trong hình chiếu này thường là xoay ví dụ các bài tập standing med ball twist, torso twist with bands, hay wipers.
  • Oblique: Đây gọi là mặt phẳng xiên, tất cả mặt phẳng nào không hoàn hảo giữa 3 loại kể trên thì nó sẽ được gọi là mặt phẳng xiên.

Dưới đây là hình ảnh minh họa

Minh họa chuyển động mặt phẳng
A, Hai ví dụ về các mặt phẳng sagittal. B, Hai ví dụ về các mặt phẳng frontal. C, Hai ví dụ về các mặt phẳng transverse . D, Hai ví dụ về các mặt phẳng oblique. Mặt phẳng oblique trên có các mặt phẳng frontal và transverse; mặt phẳng oblique dưới có các thành phần sagittal và transverse .
Minh họa chuyển động mặt phẳng
Ví dụ về chuyển động của các bộ phận cơ thể trong các mặt phẳng. A, Chuyển động của đầu và cổ và cẳng tay trong các mặt phẳng sagittal. B, Chuyển động của đầu và cổ và cánh tay trong các mặt phẳng frontal . C, Chuyển động của đầu và cổ và cánh tay trong các mặt phẳng transverse. D, Chuyển động của đầu và cổ và cánh tay trong các mặt phẳng oblique .
Minh họa chuyển động mặt phẳng
Các minh họa ở trên thể hiện các trục tương ứng cho ba mặt phẳng chính và một mặt phẳng xiên; các trục được hiển thị dưới dạng ống màu đỏ. Lưu ý rằng một trục luôn chạy vuông góc với mặt phẳng trong đó chuyển động đang xảy ra. A, Chuyển động xảy ra trong mặt phẳng sagittal quanh trục trung gian. B, Chuyển động xảy ra trong mặt phẳng frontal xung quanh trục trước. C, Chuyển động xảy ra trong mặt phẳng transverse xung quanh trục tung. D, Chuyển động xảy ra trong một mặt phẳng oblique quanh một trục đang chạy vuông góc với mặt phẳng đó (nghĩa là, nó là trục xiên cho mặt phẳng xiên này).

Bạn có cần quan tâm đến mặt phẳng chuyển động không?

Có, bạn nên quan tâm đến nó bởi vì chúng ta luôn cần phải tập luyện các bài tập dành cho 3 mặt phẳng này. Khi tập luyện chúng tốt thì bạn sẽ vận động dễ dàng hơn và điều đó sẽ giúp ích cho hoạt động hằng ngày của bạn.

Bạn có thể tập 1 hoặc 3 mặt phẳng cùng 1 lúc, ví dụ như sau:

  • Tập chỉ với 1 mặt phẳng ví dụ với bài reverse lunge holding a medicine ball sẽ là mặt phẳng Sagittal.
  • Tập với 2 mặt phẳng thì nó sẽ là bài ở trên nhưng có thêm 1 chuyển động xoay ở hông sang 2 bên nữa (mặt phẳng agittal và Transverse)
  • Tập với 3 mặt phẳng thì vẫn là bài trên, nhưng sẽ có thêm 1 động tác đứng lên và đẩy bóng tập qua đầu (mặt phẳng (Sagittal, transverse, frontal)

Nói cách khác, càng tập nhiều mặt phẳng cùng lúc thì bài tập đó sẽ càng khó hơn. Và điều đó có liên hệ tới hoạt động sống của bạn hằng ngày, lấy ví dụ với công việc phơi quần áo nhé.

Đầu tiên bạn sẽ cần lôi quần áo ra khỏi máy giặt (Sagittal), tiếp theo bạn xoay người sẽ đặt nó lên bàn (Transverse) và cuối cùng là đưa vào móc quần áo và treo lên dây phơi (Frontal). Đó bạn hiểu chưa nào?

Bạn luôn sử dụng cả 3 mặt phẳng chuyển động mỗi ngày cho mọi công việc bạn làm. Đó là lý do tại sao bạn cần thực hiện các bài tập với nhiều mặt phẳng chuyển động hơn.

Xem thêm: Tăng cơ toàn tập trong tập luyện sức mạnh

Hướng chuyển động

Bên cạnh mặt phẳng chuyển động, ta sẽ có thêm hướng chuyển động nữa. Các hướng chuyển động sẽ nằm trong các mặt phẳng chuyển động là

Sagittal

Hướng chuyển động Flexion và Extension

    Hướng chuyển động Flexion và Extension
  • Flexion: Là chuyển động GẬP, là chuyển động giảm góc độ giữa 2 khớp xương
  • Extension: Là chuyển động DUỖI, ngược lại với GẬP thôi.
  • Dorsiflexion: Di chuyển mũi chân về hướng ống chân (chỉ cổ chân di chuyển)
  • Plantarflexion: Di chuyển bàn chân xuống phía dưới (chỉ các ngón chân)

Frontal

 

Hướng chuyển động Frontal

    Hướng chuyển động Frontal

 

  • Adduction: Chuyển động KHÉP, di chuyển 2 bên về giữa, ví dụ đưa 2 tay về trước ngực.
  • Abduction: Chuyển động mở: di chuyển từ giữa ra 2 bên.
  • Elevation: Di chuyển đến vị trí cao hơn (superior) (Chỉ ở bả vai – scapula)
  • Depression: Di chuyển đến vị trí thấp hơn (cũng ở bả vai)
  • Inversion: Nâng phần giữa của bàn chân (medial border)
  • Eversion: Nâng 2 bên má chân

Transverse

 

Hướng chuyển động Transverse

    Hướng chuyển động Transverse

 

  • Rotation: Xoay vào trong hoặc ra ngoài trục dọc của xương
  • Pronation: Úp bàn tay và cổ tay từ giữa vào trong
  • Supination: Ngửa bàn tay và cổ tay
  • Horizontal Flexion (adduction) và Horizontal Extension (abduction): Từ góc 90 độ, đưa cánh tay từ 2 bên tới trước ngực và ngược lại

Các bạn có thể xem video bên dưới này để hình dung dễ hơn

YouTube video

Kết

Bạn đãn biết mặt phẳng chuyển động là gì và quan trọng thế nào trong các hoạt động hằng ngày đúng không nào. Tập luyện tốt các mặt phẳng chuyển động này sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn và giúp bạn thực hiện các hoạt động thường ngày tốt hơn đó ha.

9.2Mặt phẳng chuyển động là gì? Tại sao nó lại quan trọng. Thể Hình Channel
ISO Sensation 93
1,090,000vnđ
Mua ngay
9.1Mặt phẳng chuyển động là gì? Tại sao nó lại quan trọng. Thể Hình Channel
Platinum HydroWhey
1,830,000vnđ
Mua ngay
9.4Mặt phẳng chuyển động là gì? Tại sao nó lại quan trọng. Thể Hình Channel
Rule One Protein R1 Protein
1.600.000vnđ
Mua ngay
9.4Mặt phẳng chuyển động là gì? Tại sao nó lại quan trọng. Thể Hình Channel
ON Gold Standard 100% Isolate
1,780,000vnđ
Mua ngay
5/5 - (1 bình chọn)
Trong tập luyện Whey protein rất cần thiết để giúp phát triển cơ bắp, nếu bạn không thể đảm bảo được nguồn protein qua ăn uống hằng ngày nhưng vẫn muốn tăng cơ, giảm mỡ thừa tốt thì việc đầu tư 1 hũ Whey Protein là rất quan trọng.

Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn - Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng để mua ngay cho mình 1 hũ whey chất lượng nhé. Hoặc Click vào đây để được tư vấn kĩ hơn trước khi mua.

Hotline tư vấn miễn phí: (028) 22.00.2222 hoặc (028) 399 77 777
Địa chỉ: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Theo dõi trên

129,108Thành viênThích
3,861Người theo dõiTheo dõi
103Người theo dõiTheo dõi
50,000Người theo dõiĐăng Ký

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Bài viết mới

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Có thể bạn thích

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Bị ngất khi nâng tạ, 3 nguyên nhân chính và cách phòng tránh

Tôi khá chắc rằng bạn đã không ít lần nhìn thấy thực tế hoặc trên mạng xã hội hình ảnh gymer bị ngất khi...

Hướng dẫn cách lên tạ và xuống tạ cho người mới tập gym

Lên tạ và xuống tạ là chuyện cơ bản nhất của người đi tập gym, tuy nhiên chuyện cơ bản nhất này lại ít...

Tôi nên squat sâu đến bao nhiêu là tốt nhất cho cơ thể?

Bạn thường hay nghe mọi người bảo squat càng sâu càng tốt, nhưng bạn tập mãi cũng không thể squat sâu được. Vậy liệu...