Trang chủTriathlonChạy bộBong Gân và Căng Cơ - Cách nhận biết, khắc phục và phòng tránh

Bong Gân và Căng Cơ – Cách nhận biết, khắc phục và phòng tránh

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Trong quá trình tập luyện thì chuyện bị bong gân và căng cơ là rất thường gặp, tuy nhiên 2 tình trạng này lại khá giống nhau và không phải ai cũng biết để xử lý và khắc phục đúng cách cả.

Bong Gân và Căng Cơ - Cách nhận biết, khắc phục và phòng tránh

Bong Gân và Căng Cơ là như thế nào ?

Bông gân là căng cơ là một loại thương tích khi tập luyện gây ra. 2 loại chấn thương này cực kỳ phổ biến và có thể tự khỏi hoặc phải can thiệp y tế tùy thuộc vào sự cố bạn gặp phải. Tuy nhiên hầu hết là chúng tự khỏi và không cần phải can thiệp y tế.

  • Bong gân thường xảy ra ở các khớp và ảnh hưởng đến các dây chằng – thứ giúp kết nối giữa xương với xương.
  • Còn căng cơ là những tác động lên cơ và gân và thường xuất hiện ở bắp chân, đùi hoặc háng.

Tại sao lại bị bong gân và căng cơ ?

Bông gân thường xảy ra khi nó bạn xoắn quá mức và bong gân mắt cá chân là phổ biến nhất bên cạnh đó thì khớp gối, cổ tay và bất kỳ khớp nào cũng có thể xảy ra hiện tượng bong gân này khi dây chằng bị giãn ra. Trong trường hợp nặng thì dây chằng có thể bị đứt và gây tổn thương mô khiến khớp không còn hoạt động đúng chức năng nữa.

Bong Gân và Căng Cơ - Cách nhận biết, khắc phục và phòng tránh
Bông gân có thể xảy ra ở mọi khớp trên cơ thể

Còn căng cơ thì gặp phải khi có quá nhiều áp lực tác động lên cơ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện lặp đi lặp lại (như chạy bộ) hoặc mang vác vật nặng quá sức (đẩy tạ) sẽ dẫn đến căng cơ. Căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo quá mức dẫn đến rách cơ, vết rách có thể ít hoặc nhiều tùy vào mức độ áp lực đặt lên cơ.

Bong gân và căng cơ thường gặp phải khi

  • Có chấn thương ngay lúc đó hoặc trước đó cho khớp hoặc cơ bắp
  • Khả năng linh hoạt của cơ thể kém
  • Tập luyện hoặc mang vác ngoài khả năng của bạn
  • Tư thế không đúng
  • Bị tai nạn như ngã, trượt
  • Không khởi động kĩ

Các dấu hiệu của bong gân và căng cơ

Bong gân thường sẽ khiến bạn chú ý đến ngay khi xảy ra nhưng đôi khi nó xảy ra nhưng bạn không cảm thấy nó. Triệu chứng khi bị bong gân là di chuyển khó khăn, đau, sưng tấy và có vết bầm tím. Bạn có thể nghe thấy âm thanh (tiếng tách) ngay thời điểm xảy ra chấn thương.

Căng cơ thì thường sẽ có dấu hiệu là đau, chuột rút, sưng, cơ thắt cơ và cứng khớp hoặc đau nhức cơ. Tương tự như bong gân, bạn cũng chỉ nhận biết được khi nó đã xảy ra.

Làm sao để biết đó là bong gân hay căng cơ ?

Để biết được đó là bong gân hay căng cơ thì bạn có thể dựa vào các triệu trứng kể trên để phán đoán, nhưng tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để họ kiểm tra bằng X Quang sẽ cho kết quả chắc chắn hơn.

Cách chữa trị bong gân và căng cơ

Cách chữa trị cho bong gân và căng cơ khá đơn giản theo nguyên tắc RICE:

Bong Gân và Căng Cơ - Cách nhận biết, khắc phục và phòng tránh
Phương pháp RICE sẽ giúp chữa trị bong gân và căng cơ rất tốt.
  • Rest (Nghỉ ngơi): Cố gắng tránh càng nhiều càng tốt việc sử dụng các khu vực đang bị chấn thương để nó có thời gian tự chữa lành.
  • Ice (chườm lạnh): Chườm lạnh giúp cho chỗ viêm và sưng giảm đi. Đừng bao giờ đặt trực tiếp 1 cục nước đá lên chỗ bị thương mà hãy quấn nó vào 1 chiếc khăn mỏng và đặt lên chỗ bị thương khoảng 20 phút, thường xuyên lặp lại trong vòng 24-48 tiếng đầu tiên.
  • Compression (Băng bó): Băng bó giúp giảm sưng, quấn phần bị thường bằng băng quấn chuyên dụng. Đừng quấn quá chặt vì nó sẽ làm giảm lưu thông máu.
  • Elevation (Nâng cao): Cố gắng giữ cho chỗ bị thương cao hơn tim của bạn, nó sẽ giúp giảm sưng. Nếu bị thương ở chân, bạn nên nằm trên giường và đặt 1 chiếc gối để nâng cao chân bạn lên nhé. Nếu không thì bạn giữ nó song song cũng được.

Áp dụng phương pháp RICE triệt để trong 24-48 tiếng đầu tiên bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều và giảm các triệu chứng rõ rệt.

Một số trường hợp nặng có thể cần sử dụng thuốc giảm đau và giảm viêm, các loại gel bôi ngoài da cũng giúp ích cho việc phục hồi. Với các chấn thương nặng sẽ cần phải băng bó và điều trị vật lý trị liệu theo phác đồ của bác sĩ.

Một số phương án giúp phục hồi khác là mát xa hoặc châm cứu và chỉnh hình. Một số trường hợp hiếm hoi xảy ra thì phải phẫu thuật để sửa chữa.

Khi bị bong gân và căng cơ thì bạn hoàn toàn bị hạn chế chuyển động cho đến khi chúng lành lại. Nếu cần di chuyển, hãy cẩn thận để tránh ảnh hưởng thêm đến các khớp và cơ thể của bạn.

Thông thường, các chấn thương nhẹ sẽ phục hồi sau 2-3 ngày, nặng hơn thì 1 tuần. Nếu sau 2 tuần vẫn không hết thì bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của loại chấn thương khác.

Bong Gân và Căng Cơ - Cách nhận biết, khắc phục và phòng tránhNgay cả khi chấn thương đã hồi phục thì nó cũng không hẳn hồi phục hoàn toàn như trước nên cần cẩn thận và đeo các thiết bị hoặc dụng cụ bảo vệ để tránh bị thương lại nhé đặc biệt là phải khởi động kĩ trước khi tập luyện.

Làm sao để ngăn ngừa bong gân và căng cơ ?

Một số cách đơn giản để giúp bạn tránh gặp phải 2 chấn thương thường gặp này như sau

  • Giãn cơ: Sau khi tập luyện, hãy tập giãn cơ, điều này sẽ giúp cho cơ, gân được dẻo dai và chịu áp lực tốt hơn sau mỗi lần tập luyện (xem 100 bài tập giãn cơ cho toàn bộ cơ thể).
  • Làm nóng trước khi tập: Tập luyện với cơ còn đang nguội nguy cơ gặp chấn thương rất lớn, do vậy đừng bỏ qua những bài tập làm nóng cơ trước khi tập nhé.
  • Tập luyện đều đặn: Tập luyện thường xuyên hơn giúp cho cơ bắp và gân được làm quen và tăng sự linh hoạt của mình từ đó tăng cường khả năng chịu đựng và sự dẻo dai của chúng.
  • Luôn cẩn thận: Hãy luôn thận trọng trong khi tập luyện đặc biệt ở khi trời mưa, tuyết hoặc nền nhà trơn trượt.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý giữa các bài tập, không nghỉ quá lâu hoặc quá ngắn. Ngoài ra, khi tập xong cũng cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn để cơ thể hồi phục.
  • Đầu tư dụng cụ tốt: Tập luyện với dụng cụ hoặc phụ kiện tập luyện chất lượng sẽ đảm bảo an toàn cao hơn. Những phụ kiện hoặc dụng cụ kém chất lượng sẽ tăng nguy cơ chấn thương cho bạn hơn là bảo vệ.

Hi vọng, với những chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa chấn thương bong gân và căng cơ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tập luyện của mình.

5/5 - (2 bình chọn)
Trong tập luyện Whey protein rất cần thiết để giúp phát triển cơ bắp, nếu bạn không thể đảm bảo được nguồn protein qua ăn uống hằng ngày nhưng vẫn muốn tăng cơ, giảm mỡ thừa tốt thì việc đầu tư 1 hũ Whey Protein là rất quan trọng.

Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn - Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng để mua ngay cho mình 1 hũ whey chất lượng nhé. Hoặc Click vào đây để được tư vấn kĩ hơn trước khi mua.

Hotline tư vấn miễn phí: (028) 22.00.2222 hoặc (028) 399 77 777
Địa chỉ: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Theo dõi trên

129,108Thành viênThích
3,861Người theo dõiTheo dõi
103Người theo dõiTheo dõi
50,000Người theo dõiĐăng Ký

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Bài viết mới

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Có thể bạn thích

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Tại sao “Càng lớn tuổi bạn càng khó giảm cân thành công”?

Sự thật dưới đây sẽ khiến bạn giật mình và sợ hãi trước tác động của thời gian, lão hóa trên cơ thể khiến...

Tuổi chuyển hóa là gì ? Nó nói lên vấn đề gì với sức khỏe

Có thể bạn đã từng nghe ở đâu đó nói về tuổi chuyển hóa đúng không? Vậy tuổi chuyển hóa là gì, nó có...

Top 10 thói quen khiến bạn luôn bị đau lưng dai dẳng

Nếu bạn nghĩ chỉ có người già mới bị đau lưng thì bạn đã mắc phải sai lầm to lớn rồi đó, đau lưng...