Trang chủTriathlonChạy bộDấu hiệu cảnh báo gãy xương trong tập luyện mà tất cả chị em phụ nữ cần phải biết

Dấu hiệu cảnh báo gãy xương trong tập luyện mà tất cả chị em phụ nữ cần phải biết

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Trong tập luyện thể thao, chúng ta đều mắc những sai lầm và gặp phải những chấn thương. Dưới đây là một vài dấu hiệu cảnh báo gãy xương do căng thẳng

Nếu bạn không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình đào tạo của mình, bạn sẽ kích hoạt một loạt rủi ro về vấn đề sức khỏe bao gồm xương bị suy yếu, do đó sẽ làm cho bạn dễ bị gãy xương do căng thẳng của những bài tập luyện.

Về lý thuyết, các vận động viên đều biết rằng mối quan hệ nhân quả liên quan trực tiếp giữa việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ mang lại thành công cho việc đào tạo huấn luyện và mang lại những lợi ích sức khỏe, nhưng họ thường không thực sự chú trọng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Sports Medicine đã cung cấp những thông tin như một hồi chuông cảnh báo đánh thức các chị em khỏi chấn thương gãy xương.

Nghiên cứu này đã theo dõi 323 vận động viên nữ tại Stanford trong 16 môn thể thao khác nhau, trong đó có 47 vận động viên xuyên quốc gia. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi và quét mật độ xương, các vận động viên được đánh giá dựa trên “Female Athlete Triad” là thấp, trung bình và nguy cơ cao

Dấu hiệu cảnh báo gãy xương trong tập luyện mà tất cả chị em phụ nữ cần phải biết

Xem thêm: Female Athlete Triad là gì? Hội chứng nguy hiểm của con gái thường gặp khi tập gym

Sau đó, họ kiểm tra lại một lần nữa để xem những vận động viên nào bị chấn thương xương do căng thẳng, họ là những người nằm trong khoảng từ bắt đầu từ những phản ứng căng thẳng đến những gãy xương căng thẳng và trường hợp tệ nhất là hoàn toàn gãy xương.

Khoảng một nửa số vận động viên (24 trong số 47 người tham gia) được chẩn đoán là có nguy cơ thấp, và 3 trong số những người vận động viên tham gia đã được phát hiện có nguy cơ gặp chấn thương gãy xương do căng thẳng – vì vậy có ít hơn 13%

Trong số đó, có 16 vận động viên có nguy cơ sẽ mắc phải ở mức độ vừa, và một nửa trong số họ đã bị chấn thương do căng thẳng xương trong một thời gian dài, trung bình khoảng một năm. Điều này có nghĩa là: họ có nguy cơ cao cấp 4 lần so với nhóm ở phân đoạn thấp.

Có 7 vận động viên có nguy cơ trong phân đoạn cao, và 5 người trong số họ đã hình thành các chấn thương do căng thẳng, có nghĩa là họ gần như bị chấn thương nặng gấp 6 lần so với nhóm có nguy cơ thấp.

Đây là những con số để đánh thức và cảnh tỉnh một cách nghiêm túc. Nếu bạn là một viên nữ, một dân chạy bộ, một gymer trong nhóm có nguy cơ cao hoặc trung bình, nguy cơ bạn có thể gặp chấn thương gãy xương này giống như việc tung đồng xu vậy.
Đã đến lúc cần thay đổi, thay đổi hành vi ăn uống có thể sẽ phức tạp và khiến nhiều người muốn bỏ cuộc, những thông tin dưới đây có thể làm rõ những lợi ích gặt hái được.

Gãy xương do căng thẳng là gì?

Gãy xương do căng thẳng là một vết nứt nhỏ trên bề mặt xương, thường là ở chân dưới hoặc xương trên bàn chân của người chạy. Căng thẳng đè nén lên xương xảy ra khi người chạy tăng cường cường độ và khối lượng bài tập đào tạo của họ vài tuần cho đến vài tháng.

Dấu hiệu cảnh báo chấn thương về gãy xương là gì?

Các dấu hiệu cảnh báo gãy xương mà tất cả chị em phụ nữ cần phải biết

Dưới đây là 6 dấu hiệu:

  1. Khả năng cung cấp năng lượng thấp, sụt cân, kết quả của quá khứ hoặc hiện tại do ăn quá nhiều thứ lộn xộn
  2. Chỉ số khối lượng cơ thấp (BMI)
  3. Sức khỏe thất thường
  4. Thời gian trễ “ngày rụng dâu” (từ 15 tuổi trở lên)
  5. Mật độ khoáng xương thấp (BMD) (dùng để đo sức mạnh xương và khả năng chịu trọng lượng, được đo bằng tia X kép gọi là quét DXA)
  6. Xương có dấu hiệu sưng do căng thẳng trước đó (do phản ứng căng thẳng)

Rủi ro của chấn thương này xuất phát từ một loạt các cuộc trao đổi ý kiến trong năm 2012 và 2014, với hy vọng có thể tìm ra một số nguyên tắc để nhận biết những rủi ro của chấn thương.

Adam Tenforse, MD, giám đốc điều hành y khoa tại Trung tâm Spaulding National Running của Đại học Harvard và là tác giả chính của nghiên cứu, chỉ ra kết quả mới cho thấy những rủi ro này “không theo lý thuyết”

 

Làm thế nào để đối phó với loại chấn thương gãy xương này?

Các dấu hiệu cảnh báo gãy xương mà tất cả chị em phụ nữ cần phải biết

Chỉ vì ai đó mắc phải chấn thương gãy xương, không có nghĩa là bạn phải dừng lại quá trình đào tạo.

Tuy nhiên, Tenforse cung cấp cho bạn 4 phương pháp nhanh cho huấn luyện viên và nhân viên y tế:

  1. Bất cứ ai trong phân đoạn có nguy cơ vừa phải hoặc có nguy cơ cao cần được đảm bảo họ có đủ lượng calo để hỗ trợ việc đào tạo của họ, cung cấp đủ canxi và vitamin D
  2. Các vận động viên nằm trong phân đoạn có nguy cơ vừa phải cần được theo dõi liên tục để đảm bảo vấn đề dinh dưỡng, chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe xương
  3. Các vận động viên nằm trong phân đoạn có nguy cơ cao nên xem xét thay đổi bài tập đào tạo bằng cách thực hiện các bài tập cross – training có tác động thấp. Nên chú ý đến giấc ngủ và thời gian phục hồi
  4. Hầu hết, gãy xương do căng thẳng xuất hiện các các vận động viên chạy bộ và nguy cơ xảy ra là ở chân (và nguy cơ xảy ra thấp ở các môn thể thao khác như bóng rổ)

Trong phân khúc người có nguy cơ bị cao, nhiều vết nứt sẽ xuất hiện ở nơi như xương chậu, xương đùi, nơi xướng có khuynh hướng mềm hơn. Gãy xương là hệ quả trực tiếp của việc chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và những bài tập luyện có cường độ mạnh khiến xương bị suy yếu.

Tenforde cho rằng, chấn thương ở những nơi này có thể dấu hiệu cảnh báo các vận động viên có nguy cơ cao hơn, do đó hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bao gồm quét mật độ khoáng ở xương. Nếu cảm nhận thấy không ổn, hãy đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)

Theo dõi trên

129,108Thành viênThích
3,861Người theo dõiTheo dõi
103Người theo dõiTheo dõi
50,000Người theo dõiĐăng Ký

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Bài viết mới

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Có thể bạn thích

8 Chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết dành cho người chạy bộ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại...

Relive.cc – Chia sẻ hành trình chạy bộ theo cách cực ngầu

Relive.cc là một ứng dụng thú vị để tạo...

Giải chạy bộ Ecopark Marathon 2019

Tiếp nối thành công của giải chạy bộ Ecopark...

Hội chị em yêu gym - Cộng đồng tập gym cho nữ lớn nhất Việt Nam

Chạy bộ địa hình nên ăn gì để có thể đạt hiệu suất cao nhất ?

Chạy bộ địa hình tiêu tốn lượng calo khá lớn so với chạy bộ thông thường, nếu bạn chưa biết chạy bộ địa hình...

10 bài tập giãn cơ trong chạy bộ cơ bản mà Runner nào cũng phải biết

Chạy bộ khiến cơ bắp của bạn hoạt động rất mạnh, nếu không thực hiện các bài giãn cơ trong chạy bộ sau khi...

6 Cách dùng Foam Roller để khởi động và CoolDown đúng cách khi chạy bộ

Khởi động và CoolDown gần như là 2 bước bắt buộc khi tập luyện chạy bộ, nếu bạn chưa biết cách dùng Foam Roller...